Nội dung

Tăng trải nghiệm web app có làm giảm truy cập vào ứng dụng app trên di động?

Xây dựng ứng dụng app là một điều bắt buộc phải làm với những công ty theo mô hình thương mại điện tử, giao hàng… Có một thực tế là ngày càng nhiều công ty đang tìm cách khuyến khích, tạo thói quen cho người dùng tăng sử dụng dịch vụ của họ trên nền tảng ứng dụng app mobile hơn là trên website của họ.

Việc chỉ cho mã giảm giá khuyến mãi áp dụng trên nền tảng ứng dụng mà không được áp dụng trên nền tảng web app đang là minh chứng mạnh mẽ nhất cho quyết tâm chơi lớn của các công ty để kéo người dùng sử dụng ứng dụng app thay vì web app.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là?
Các công ty có cần phải đầu tư xây dựng web app mạnh không? Có cần phải quá tối ưu trải nghiệm người dùng không? Vì nếu người dùng trải nghiệm trên web app thấy quá tốt rồi thì họ sẽ ít sử dụng ứng dụng app đi.

Đó chính là chủ đề chính của bài mạn bàn này hôm nay.

Một vài dẫn dắt

Để đi tới một kết luận cho một vấn đề vĩ mô và nhiều khi mang tính chủ quan là chọn đầu tư vào web hay vào ứng dụng app thì chúng ta cũng nên đi qua một chút về ưu, nhược điểm của các loại hình này và xu hướng trong tương lai để có thể đưa ra một chiến thuật phù hợp cho từng giai đoạn

Trải nghiệm bất kỳ dịch vụ, công cụ nào trên bất kỳ nền tảng nào cũng có ưu nhược điểm và để làm hài lòng tất cả người dùng khi sử dụng bất kỳ nền tảng nào thì nó khó như là việc bạn may một chiếc áo vừa cho tất cả mọi người và điều này là không thể. Để có cái nhìn cụ thể hơn thì ta đi sâu chi tiết vào ưu nhược điểm của trải nghiệm trên web và trên app như sau:

Mẹo
 Bạn có thể Bookmark lại trang này để có gì sau này tham khảo sau nhé

Trải nghiệm trên web, ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Có thể truy cập ngay lập tức trên máy tính, laptop, hay trình duyệt điện thoại mà không cần phải cài đặt ứng dụng
  • Không chiếm dụng lớn tài nguyên của máy tính như bộ nhớ ram hay dung lượng lưu trữ ứng dụng
  • Nhiều không gian hiển thị trên màn hình lớn như laptop, máy tính nên người dùng dễ dàng tương tác
  • Không hoạt động offline được, mất kết nối là khỏi làm được gì luôn và mất luôn dữ liệu đang làm việc hiện tại

Nhược điểm

  • Khả năng di động kém không thể lúc nào cũng có thể truy cập nếu như dùng laptop, hay máy tính
  • Thiếu hoặc chức năng web không ổn định cho những chức năng liên quan tới định vị, truy cập mic, camera, bộ nhớ, danh bạ…
  • Khả năng kết nối di động cũng không thực sự tiện lợi
  • Khả năng tối ưu trải nghiệm web trên di động còn hạn chế về không gian hiển thị, phản hồi chậm

Trải nghiệm trên ứng dụng, ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Khả năng di động cao hầu hết mọi người đều mang điện thoại bên mình gần như mọi lúc, mọi nơi
  • Khả năng kết nối dữ liệu cao, giá cước hợp lý và hầu hết ở trung tâm lớn đều có mạng 3G, 4G, còn 5G thì đang triển khai tạo trải nghiệm vô cùng tiện lợi
  • Hầu hết ứng dụng di động đều có khả năng phản hồi nhanh và có thể truy cập vào điện thoại cho những tính năng mà ứng dụng cần như thông báo, định vị, danh bạ, mic, camera…
  • Khả năng lưu trữ vào bộ nhớ máy nên nếu có tạm thời mất kết nối thì thông tin vẫn không bị mất

Nhược điểm

  • Màn hình nhỏ, phân mảnh về hệ điều hành, kích thước màn hình là những thử thách khi phát triển ứng dụng và tính năng cho ứng dụng. Nếu nhiều tính năng quá thì không có không gian hiển thị gây rối và lầm lẫn cho người dùng. Nếu đơn giản quá thì ứng dụng lại không có gì đặc sắc
  • Phải cài đặt vào bộ nhớ lưu trữ người dùng và chiếm dụng bộ nhớ máy. Nếu không tối ưu tốt thì khi ứng dụng hoạt động sẽ gây nóng máy, trải nghiệm không tốt cho người dùng…
  • Phụ thuộc vào chính sách quản lý của đơn vị quản lý chợ ứng dụng như Google, Apple, Huawei…
  • Cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt giữa các ứng dụng để trở thành ứng dụng được sử dụng thường xuyên bởi người dùng

Tăng trải nghiệm web chỗ nào?

  • Tăng trải nghiệm web sao cho nó tiệm cận với những ưu điểm của sử dụng app như khả năng làm việc offline, đẩy thông báo…
  • Tăng khả năng phản hồi, ít phải load lại trang

Tương lai nào?

Qua phân tích ưu nhược điểm thì ta có thể thấy việc phát triển web có khả năng là độc lập, tự chủ và dễ dàng hơn so với việc phát triển ứng dụng nhưng phát triển ứng dụng thì lại có tiềm năng tiếp cận số lượng người dùng quá lớn trong thời đại nhà nhà smartphone, người người smartphone như ngày nay.

Nếu là công ty quy mô nhỏ thì tạm thời nên xem xét khả năng phát triển ứng dụng web và sau đó áp dụng tối ưu trải nghiệm mobile bằng phát triển PWA (Progressive Web App) là một cách tối ưu web app của sao cho khi người dùng sử dụng và tương tác thì cảm giác giống như là ứng dụng gốc của điện thoại

PWA cũng có những khả năng như cài đặt vào màn hình chính (dạng icon mà không chiếm nhiều dung lượng lưu trữ như ứng dụng app ), có khả năng đẩy thông báo. Để có thể có cái nhìn tổng quan và so sánh thì các bạn có thể xem PWA có thể làm được gì với hình bên dưới.

/tang-trai-nghiem-web-co-lam-giam-truy-cap-vao-ung-dung/pwa.jpg
PWA có thể làm

Xem đầy đủ hơn về PWA trong link What Web Can Do

Mặc dù PWA có nhiều ưu điểm nhưng Apple vẫn không thực sự hỗ trợ tốt và vẫn có một số nơi quan trọng của điện thoại thì PWA vẫn không thể truy cập như SMS, danh bạ, NFC. Mặc dù trình duyệt Google Chrome vẫn đang tích cực hỗ trợ và quảng bá nhưng trình duyệt Safari của Apple thì vẫn có vẻ không sẵn sàng hỗ trợ lắm.

Nên hiện tại nếu như công ty lớn, ngân hàng… thì phát triển ứng dụng vẫn là con đường cần được ưu tiên hơn và đầu tư nguồn lực

Lời kết

Việc tăng trải nghiệm trên website cho người dùng là điều cần thiết và nên làm vì một số lý do sau:

  • Dù sao thì với một người dùng mới khi được giới thiệu về dịch vụ của một công ty thì thường là họ sẽ tìm hiểu thông tin về công ty đó trước khi quyết định tiến xa hơn là cài ứng dụng vào điện thoại của họ.
  • Khi chia sẻ liên kết về một dịch vụ hay thông tin gì đó thì người dùng thường chia sẻ link website và do đó nên việc tối ưu trải nghiệm dịch vụ trên web di động lại càng cần thiết vì ngày nay lượng truy cập từ di động cao hơn so với từ laptop, máy bàn.
  • Khi tìm hiểu thông tin về công ty thì đa số người dùng sẽ lên trang tìm kiếm google và tìm kiếm thông tin về dịch vụ công ty đó. Họ có thể tìm kiếm google bằng laptop, máy tính, điện thoại hay các thiết bị khác. Do đó việc tối ưu trải nghiệm dịch vụ của người dùng trên nền tảng web và có co giãn (responsive) để phù hợp với kích thước từng loại màn hình là điều vô cùng cần thiết vì:
    • Ấn tượng đầu tiên về trải nghiệm dịch vụ trên website trên nhiều loại thiết bị sẽ quyết định cách nhìn nhận tổng thể về dịch vụ của công ty đó từ người dùng. Bởi vì website đại điện cho thương hiệu công ty, đại điện cho bộ mặt và tổng thể dịch vụ công ty. Nếu trải nghiệm trên website không thân thiện và dễ dàng sẽ gây nên ấn tượng dịch vụ công ty không tốt
    • Nếu website được thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng sẽ tạo cảm giác an tâm, sự chuyên nghiệp cho người dùng và gián tiếp thúc đẩy họ tìm hiểu và tải app về sử dụng lâu dài dịch vụ của công ty bởi vì rất ít người dùng sẽ ngay lập tức tải app của một dịch vụ nào đó khi mà lần đầu họ nghe tên hay tìm hiểu về dịch vụ đó. Họ phải có thời gian trải nghiệm hoặc tìm hiểu thông tin rồi sau đó mới tải app.