Nội dung

Tại sao Developer nên đầu tư mua bàn phím cơ merchanical keyboard

Vấn đề

Có nhiều người sẽ thắc mắc là vì sao phải xài bàn phím cơ? Nó thật là bất tiện vì thời giờ khi xài laptop thì cái nào cũng trang bị bàn phím ngon lành rùi mà? Cần thêm bàn phím ngoài làm gì cho nó bất tiện mang đi mang lại cơ chứ? Mình cũng nghĩ vậy cho đến một ngày đẹp trời gõ thử bàn phím cơ của bạn và đã quyết định mua 1 cái cho mình lý do vì gõ phím cơ nó sướng vãi luôn và nó làm tăng cảm giác gõ lên rất nhiều. Tưởng tượng như bạn nằm trên sàn lâu ngày và sao đó đi khách sạn nằm đệm êm ấy. Nó cũng sướng lắm, cũng chỉ là nằm ngủ thôi. Nhưng ngủ đệm nó êm ấm thoải mái sảng khoái hơn nhiều so với ngủ đất. VÀ gõ phím cơ nó cũng giống như ngủ đệm êm đấy bạn.

Bàn phím cơ có rất nhiều lợi ích trong đó thì lợi ích mà mình muốn chia sẻ

  • Đầu tiên là bàn phím cơ thì thường gắn ngoài và lợi ích của việc bàn phím gắn ngoài đó là bạn sẽ thoải mái đặt bàn phímở chỗ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất cho tay đỡ mỏi và thả lỏng cơ thể. Ngoài ra thì khi bạn đặt bàn phím gần với cơ thể sẽ giúp cho bạn có tư thế ngồi thoải mái hơn, đỡ mỏi cổ, mỏi lưng và tránh những di chứng của căn bệnh của dân văn phòng như là thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…
  • Thứ hai là khi bạn gõ bàn phím cơ thì phản hồi trên từng phím gõ là switch mà bên dưới đã được đệm lò xo giúp cho khi gõ phím thì keycap được nảy lên ngay tức thì và lực nhấn cũng nhẹ hơn so với bàn phím thông thường. Ngoài ra thì với sự đa dạng của các loại switch thì bạn có thể chọn cho mình một loại switch phù hợp với sở thích gõ.
  • Nếu bạn là lập trình viên hay làm nghề liên quan tới gõ bàn phím thì bạn càng nên đầu tư cho mình bàn phím cơ vì thời gian chủ yếu là bạn gõ phím do đó nên nếu được gõ trên bàn phím phù hợp với sở thích của bạn thì sẽ càng làm cho bạn có cảm hứng làm việc và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

Cấu tạo bàn phím cơ

Bàn phím cơ cấu tạo cũng không quá phức tạp. Cơ bản thì có vài thành phần chính theo hình dưới này:

/ban-phim-co-merchanical-keyboard/structure.png
Cấu tạo bàn phím cơ

Giải thích

Theo như hình bên trên thì mình sẽ giải thích cấu tạo bàn phím theo thứ tự từ trên xuống dưới. Giống như kiểu giải phẫu đó.

  • Trên cùng là keycap chính là cái phím có ký tự được in, khắc lên để cho chúng ta nhìn thấy và biết nó là phím gì mà gõ vào. Có một số loại keycap với chất liệu thường làm từ nhựa ABS là loại rẻ tiền hơn nhựa PBT. Còn chữ in, khắc lên keycap thì có loại chữ trong suốt cho ánh sáng RGB đi qua, loại thì chỉ in chữ lên thôi.
  • Đỡ keycap chính là switch. Đây là thành phần vô cùng quan trọng trong bàn phím cơ, chính nó sẽ mang lại trải nghiệm gõ bàn phím cho bạn. Có nhiều loại switch phân ra theo lực gõ nhấn mạnh hay nhẹ và thông thường thì nhà sản xuất có quy chuẩn chung không nói ra là switch màu đỏ gõ nhẹ nhất, xong tới các màu tiếp theo thì lực gõ mạnh hơn từ màu xanh (blue) màu nâu (brown), màu đen (black). Ngoài ra switch còn phân theo loại ít ồn và rất ồn khi gõ như loại êm nhất là linear, rồi tới tactile, clicky. Theo mình thì nên chọn loại màu đỏ và linear
  • Bên dưới tiếp theo thì có plate dùng để cắm switch vào thường thì plate bằng nhôm hoắc nhựa và loại bằng nhôm thì tốt hơn
  • Bên dưới plate là PCB (Printed Circuit Board) - dịch sang tiếng việt là Bảng mạch điện tử là linh hồn của bàn phím chịu trách nhiệm ghi nhận truyền tải tín hiệu gõ sang tín hiệu điện tử để cho máy tính hiểu là người dùng đang muốn gõ gì. Thường thì giữa plate và PCB người ta sẽ lót thêm tấm lót bằng cao su non, nhựa dẻo để tăng tính ổn định và chặt chẽ trong kết cấu của bàn phím
  • Dưới cùng chịu gánh vác bàn phím là case có thể có chỗ chứa luôn cục pin

Phân chia các loại bàn phím cơ

Phân chia cơ bản nhất là dựa theo kích cỡ bàn phím trong đó thì có các loại cơ bản như

  • Bàn phím 100% full-size đầy đủ tất cả các phím bao gồm cả cụm phím số riêng biệt, có hàng phím số, có hàng phím F chức năng. Ví dụ Keychron C2
  • Bàn phím 75% thường có 84 phím hay còn gọi là layout 84 được rút gọn phần cụm phím số và một vài phím khác từ bàn phím full-size. Ví dụ Vortex Tab 75, Keychron K2…
  • Bàn phím 60% thường có từ 61 - 68 phím rút gọn từ bàn phím layout 84 là bỏ hàng phím chức năng F. Và bàn phím 61 phím thì từ bàn phím 68 phím bỏ một số phím như: Home, page up, page down, gộp phím mũi tên vào phím Fn. Ví dụ Anne Pro 2, newmen GM610, keychron K6, Keychron K12…
  • Bàn phím 40% thường có 42-43 phím rút gọn từ bàn phím 60% có 61 phím là bỏ luôn hàng phím số ví dụ bàn phím Tu40, Vortex Core

Ngoài ra còn phân chia theo tính năng

  • Khả năng kết nối
    • Thì có bàn phím kết nối bằng dây cáp USB. Ví dụ loại Type C, microUSB
    • Kết nối qua bluetooth
    • Kết nối qua wireless dùng đầu nhận receiver usb.
  • Khả năng trang trí
  • Có đèn nền RGB
  • Không có đèn nền
  • Khả năng tùy biến
    • Có phần mềm tùy chỉnh phím
    • Không có phần mềm tùy chỉnh phím
    • Có tính năng hotswap tức là khả năng thay nóng switch, nghĩa là switch bị hư thì bạn chỉ việc rút switch hư ra và thay switch mới liền. Cái này cũng vô cùng tiện lợi nếu bạn muốn thay toàn bộ switch do sở thích muốn có switch loại khác gõ sướng hơn. Còn nếu bàn phím không có hotswap thì bạn phải dùng mỏ hàn rã switch ra và thay switch mới vô, xong rùi thì lại tiếp tục hàn switch mới vô nhé.

Cách lựa chọn bàn phím cho mình

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nhưng quan trọng nhất khi chọn bàn phím cơ đó chính là chọn Switch vì switch tạo ra cảm giác gõ tốt nhất tùy theo sở thích của bạn. Sau đó chọn theo kích cỡ bàn phím và tùy thuộc vào nơi sử dụng, tính di động của bàn phím mà bạn sẽ chọn loại phù hợp cho mình. Ví dụ mình muốn mang bàn phím theo để gõ mọi nơi thì mình sẽ chọn loại 60% (bật mí là sắp tới thì mình còn có dự định mua loại 40% cho nó gọn hơn dễ mang đi lại). Tiếp theo là chuẩn kết nối có cần không dây hay có dây…

Tổng kết lại

Bạn nên mua cho mình một bàn phím cơ để tăng trải nghiệm gõ và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.