Hành trình tới bàn phím layout 40% phần trăm
Giới thiệu về bàn phím cơ 40%
Bàn phím cơ 40% có nghĩa là bàn phím có layout các phím với số lượng nằm trong khoảng từ 40 - 49 phím so với bàn phím full-size. Bình thường bàn phím full-size sẽ có khoảng 108 phím còn bàn phím layout 40 được giản lược bỏ đi rất nhiều phím từ bàn phím full-size cụ thể như
- Bỏ đi hàng phím chức năng (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10, F11, F12)
- Bỏ đi hàng phím số và ký tự kèm theo khi gõ với phím Shift bao gồm
- Hàng phím số 1234567890
- Hàng phím ký tự khi nhấn giữ phím Shift + phím số bao gồm !@#$%^&*()
- Bỏ đi phần phím number bên phải gọi là numpad
- Bỏ đi phím chức năng như: Home, End, PageUp, PageDown, Print
Ngoài ra còn bỏ đi nhiều phím nữa.
Về layout bàn phím 40% thì có 2 loại chủ yếu là layout
Planck
và layoutGeneral
sự khác nhau giữa hai layout này chủ yếu là số lượng phím do kích cỡ một số phím trên layout General thì lớn hơn so với trên Planck cụ thể thì xem hình bên dưới bạn sẽ thấy Cá nhân mình ban đàu thích chọn layout general bởi vì lý do đơn giản là trông nó thân thiện và có vẻ dễ bấm hơn do phím vị trí tab, enter, shift trái, shift phải, Ctrl trái, Ctrl phải trông có vẻ to hơn và tạo cảm giác dễ gõ hơn bởi vì những phím này nằm ở phạm vi bấm của ngón út cả hai tay trái và phải, mà ngón út thì ngắn do đó khi làm những phím này to hơn thì ngón út sẽ dễ dàng với tới hơn bởi vì ngón út ngắn hơn so với các ngón khác mà lị. Nhưngngười tính không bằng trời tính
layout general đã bị hết và chỉ còn layout planck do đó mình phải xài layout planck vậy. Dù sao cũng tự an ủi mình là layout planck nhiều hơn layout general tới 4 phím mà biết đâu sẽ lợi hơn. Và đúng như vậy thật, mình cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều khi được thêm 4 phím trên layout planck này. Nó giúp cho cảm giác gõ phím thân thuộc hơn khi mà gõ trên layer thứ nhất vì nó có đủ phím cho hàng phím đặt tay mặc định là (ASDFGHJKL;)
Vì sao chọn bàn phím cơ layout 40% và mình chọn layout nào
- Lý do mình chọn layout phím 40% thì ban đầu tiên là do
đua đòi
thấy anh em khác xài bàn phím 40% thì mình cũng đú theo xem nó thế nào. - Lý do nữa là do bàn phím 60% mình mua thì nó vẫn to và nặng cũng như là mình thấy là khi gõ thì phải học thêm cách gõ mới nhất là khi kết hợp với phím
Fn
để gõ các phím mũi tên hay phímF
và mình nghĩ làĐằng nào cũng phải học một cách gõ mới vậy thì tại sao không học luôn cách gõ layout 40% cho rồi
- Lý do quan trọng nữa là với bản thân mình thì về lâu dài mình luôn muốn tăng năng suất làm việc của mình và việc gõ văn bản là một trong những nút cổ chai khi làm việc. Bởi vì nhiều khi mình muốn làm việc nhanh nhưng mà gõ văn bản chậm thì cũng ảnh hưởng tới năng suất làm việc. Tình cờ trong quá trình tìm hiểu gõ tiếng việt thì mình
lượm
được bí kíp trên mạng chỉ rõ cách gõ văn bản bằng Telex thì nhanh hơn VNI do đó mình quyết định chuyển kiểu gõ sang Telex và hiển nhiên khi gõ bằng Telex thì đâu cần hàng phím số trên bàn phím. Do đó cũng là một nguyên nhân đẩy mạnh mình sang bàn phím 40%.
Ban đầu tiên thì mình nhắm chọn bàn phím Vortex Core theo Link lý do vì thấy nó hoàn thiện ok rùi và khỏi phải build hay chọn gì, cứ mua về xài cho khỏe.
Tiếp theo là khi search trên mạng thì mình cũng có lựa chọn tiếp theo là TU40 có một vài shop bán KIT TU40 bao gồm gần như đầy đủ cho một bàn phím và mình chỉ việc mua xong rùi ráp vào xài thôi.
Nhưng, lại nhưng rùi. Lý do không mua Vortex được vì nó hết hàng toàn Việt Nam và đặt hàng thì lâu mới có. Do đó nên lựa chọn giờ chỉ còn TU40 thôi. Về chuyện chọn layout và tính năng bàn phím thì ban đầu tiên mình chọn layout general và bàn phím có kết nối không dây bluetooh hoặc wireless với usb receiver cục nhận cắm vào máy tính. Xui cái là trâu chậm uống nước đục
mình chỉ còn một lựa chọn duy nhất là layout planck với bộ kit TU40 với PCB board không có bluetooth hay wireless gì mà chỉ có cắm bằng usb type C thôi và mình chơi luôn.
Mình có tham khảo link và mua bộ kit này của shop Be Your Style - BYS với kit gồm có
- case bàn phím bằng nhựa, chỉ còn có màu vàng. Chủ shop có tư ván và cho mình xem case bằng nhôm, trông rất là ngon và xịn. Nhưng nó hơi nặng nên mình quyết định tạm thời cứ xài theo case kit màu vàng vậy
- miếng plate nhôm là miếng kê bên trên cái bảng mạch bàn phím, tác dụng miếng này như kiểu làm miếng đỡ cho keycap khi gõ xuống thì gõ vào miếng plate và đồng thời cũng làm nơi gắn switch vào
- PCB bản mạch bàn phím, cái này là quan trọng nhất, bởi vì nó là linh hồn của bàn phím. Không có nó thì bàn phím thành cục gạch thôi
- stab cho 2 phím to nhất bàn phím vị trí phím space. stab nó có nhiệm vụ là đỡ 2 đầu dài của phím dài, giúp cho phím đó cân bằng và không bị lệch lạc gây ra cảm giác khó chịu khi gõ
Cơ bản với bộ kit bên trên thì cái còn thiếu thì chỉ là bộ switch & keycap thôi.
Lắp ráp bàn phím và chỉnh sửa lại phím cho phù hợp với nhu cầu.
Sau khi mà chủ shop đã giao hàng đầy đủ thì tới giai đoạn tiếp theo là tìm keycap và lắp vào thôi bởi vì mình mua switch loại gateron yellow switch pro và chủ shop đã hàn
, vâng phải hàn bằng mỏ hàn thiếc 2 chân của từng switch vào từng vị trí lỗ phím trên PCB sao cho cái switch nằm bên trên của tấm plate nhôm. Các bạn có thể mua PCB loại hot switch
nghĩa là có thể thay nóng switch.
Keycap thì may mắn là chủ shop tư vấn cho là cứ lấy cái bộ keycap dư của Newmen GM610 mà mình mua bữa trước gắn vào với 2 phím shift trái phải lắp vào vị trí phím space còn lại các phím chữ thì lắp vào theo thứ tự mà chủ shop đã cài đặt vào bàn phím theo từng layer như hình
Bạn ấy cũng không quên cho mình link phần mềm để map lại bàn phím cho TU40. Mình share lại theo link này https://drive.google.com/file/d/1tQ7RzEFGX6Og7ksEfk8A2ixnwKNeeRLw/view?usp=sharing Phần mềm này dành cho window. Nên bạn nào xài Linux như mình thì chịu khó mượn cái máy có window rồi map lại bàn phím xong rùi thì xài thôi. Để hiểu rõ hơn quá trình sử dụng thì bạn shop có hướng dẫn chi tiết trên link này https://www.facebook.com/bys.store.mech/photos/pcb.333665118383271/333624811720635